03/11/2024
Thêm 02ha rừng Đước được trồng mới
5.000 cây Đước đôi được gieo ươm trong túi bầu tương đương với 02 ha diện tích rừng trồng được lãnh đạo, nhân viên Công ty điều hành Chung Thăng Long và đại biểu tham dự buổi lễ khởi công trồng rừng ngập mặn tổ chức trồng vào ngày hôm qua (02/11) tại lô số 21, Trạm thực nghiệm Lâm nghệp Ngọc Hiển, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Tổng Giám đốc Công ty điều hành chung Thăng Long Vũ Minh Đức ( giữa) cùng lực lượng Kiểm lâm tỉnh tham gia trồng rừng tại hiện trường.
Toàn bộ diện tích rừng mới trồng trên gồm 01 năm trồng, 03 năm chăm sóc thực hiện từ năm 2024- 2027 do Công ty điều hành chung Thăng Long tài trợ. Đây là lần thứ 3 trong năm, Viện Khoa học Lâm nghiệp Tây Nam Bộ kêu gọi các Công ty cùng chung tay trồng rừng hưởng ứng chương trình trồng 1 tỷ cây xanh vì một Việt Nam xanh giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ phát động.
Tổng Giám đốc Công ty điều hành chung Thăng Long Vũ Minh Đức bày tỏ: “Cà Mau là địa đầu Tổ quốc mang tính lịch sử, chúng tôi có sự cộng tác của Viện Khoa học Lâm nghiệp Tây Nam Bộ giúp chúng tôi trồng rừng, chăm sóc để đạt mục đích của Công ty là giảm phát thải CO2 thực hiện theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại COP 26. Công ty chúng tôi sẽ tiếp tục cùng địa phương hàng năm sẽ trồng từ 02 đến 03 ha rừng để tiếp tục cùng đồng hành với chương trình 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ”.
“Cây Đước trồng hôm nay được ươm trong túi bầu khoảng 12 tháng có ưu điểm là trồng được quanh năm; giảm thời gian trồng khoảng 12 tháng; cây phát triển mạnh nên khi trồng tỷ lệ sống rất cao. Khi cây phát triển, thân cứng sẽ ít chịu gây hại bởi sinh vật cắn phá”. Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Lâm nghiệpTây Nam Bộ Huỳnh Trọng Khiêm cho biết hiệu quả của việc trồng cây đước gieo ươm trong túi bầu.
Lãnh đạo, nhân viên Công ty điều hành Chung Thăng Long và đại biểu tham dự buổi lễ khởi công trồng rừng ngập mặn tham gia trồng rừng
Những chồi xanh của cây Đướcđược trồng vào hôm qua sẽ được chăm sóc và phát triển thành rừng để phủ xanh đất trống, giảm phát thải khí nhà kính và hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển sinh kế. Khi có rừng sẽ tạo nên“bức tường xanh” vững chắc, hạn chế xói lở bờ biểnvà điều hòa khí hậu. Đâycòn là “tấm lá chắn” hiệu quả cho người dân sống vùng ven biển ổn định cuộc sống. Do đó việc chung tay trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng hiện nay là rất cần thiết, góp phần quan trọng trong việc thực hiện lộ trình tiến đến Net Zero vào năm 2050./.