23/01/2025
Hỗ trợ tôm giống tạo sinh kế cho người dân
Trong niềm vui đón mừng năm mới. Hôm qua (22/01) 150 hộ dân trong vùng triển khai dự án tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang được hỗ trợ tôm giống để cải thiện sản xuất trong vụ nuôi tôm năm nay. Đây là một trong những hoạt động hỗ trợ từ Dự án"Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn”.
Trong niềm vui đón mừng năm mới. Hôm qua (22/01) 150 hộ dân trong vùng triển khai dự án tại Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang được hỗ trợ tôm giống để cải thiện sản xuất trong vụ nuôi tôm năm nay. Đây là một trong những hoạt động hỗ trợ từ Dự án"Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn”.
.638755818029670432.JPG)
Dự án trao tôm giống cho người dân thụ hưởng
Trong ngày hôm qua (22/01) 03 triệu con tôm Post giống có kích cở từ 13 đến 15 được Dự án phối hợp với Công ty cổ phần cổ phần chế biến và dịch vụ thủy sản Cà Mau (CASES) và Ban quản lý rừng phòng hộ Tam Giang chuyển đến cho 150 hộ dân trong vùng triển khai dự án, mỗi hộ nhận 20 ngàn con tôm Post giống. Số giống trên đảm bảo tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế, sạch bệnh, phù hợp với vùng nuôi được Công ty CASES đồng bộ từ con giống đến thu hoạch. Trước và sau khi thả con giống,Dự án còn cử cán bộ chuyên môn đến hỗ trợ kỹ thuật về quản lý chất lượng nước, chăm sóc tôm, bảo vệ môi trường, kiểm tra, giám sát định kỳ và hỗ trợ khắc phục khó khăn trong quá trình nuôi. Hộ gia đình được lựa chọn hỗ trợ con giống phải tự nguyện đăng ký và cam kết tham gia, là thành viên Tổ tự quản lâm nghiệp cấp ấp, tuân thủ quy định bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn và đang liên kết với Công ty CASES nuôi tôm theo tiêu chuẩn các chứng nhận quốc tế.
.638755818553588936.JPG)
Trước khi nhận con giống người dân được tiếp cận và kiểm tra chất lượng con giống
Dự án hỗ trợ con giống trên được người dân đánh giá là một trong những mô hình hoạt động thiết thực, hiệu quả, thân thiện với môi trường sinh thái, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của hầu hết các hộ dân được thụ hưởng, tạo được niềm tin và tiếp thêm động lực để người dân sống phụ thuộc vào rừng có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đây còn là hoạt động tích cực để bảo vệ và phục hồi rừng ngập mặn nhằm nâng cao khả năng hấpthụ, lưu trữ carbon và giảm thiểu rủi ro thiên tai./.
Văn Bạch