image banner
Chào mừng bạn đến với trang thông tin Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Cà Mau

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Thống kê truy cập
  • Số lượt Đang online: 1
  • Số lượt truy cập Hôm nay: 1
  • Số lượt truy cập Trong tuần: 1
  • Số lượt truy cập : 1
Kết quả quan trắc môi trường nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau (đợt 7) năm 2024
Màu chữ

 Chi cục Thủy sản Cà Mau đã thực hiện lấy mẫu quan trắc môi trường nước trên các tuyến sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau đợt 7 (ngày 25-26/7/2024), cụ thể như sau:

  1. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC CẤP (CÁC ĐIỂM SÔNG ĐẦU NGUỒN)
  1. Vị trí quan trắc

Thu mẫu môi trường nước cấp (ngày 25/7/2024) tại 27 điểm đầu nguồn thuộc 8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Vị trí quan trắc bao gồm: xã Tắc Vân, xã Hòa Tân, xã Định Bình thuộc thành phố Cà Mau; xã Tân Thuận, xã Tân Duyệt, thị trấn Đầm Dơi thuộc huyện Đầm Dơi; xã Khánh An, xã Khánh Lâm, xã Khánh Hội thuộc huyện U Minh; xã Hồ Thị Kỷ, xã Biển Bạch, thị trấn Thới Bình thuộc huyện Thới Bình; xã Trần Thới, xã Thạnh Phú, thị trấn Cái Nước thuộc huyện Cái Nước; xã Phú Mỹ, xã Tân Hưng Tây, xã Nguyễn Việt Khái thuộc huyện Phú Tân; xã Phong Điền, xã Lợi An, thị trấn Sông Đốc thuộc huyện Trần Văn Thời; xã Lâm Hải, xã Hàng Vịnh, thị trấn Năm Căn thuộc huyện Năm Căn; xã Viên An Đông, xã Đất Mũi, xã Tân Ân thuộc huyện Ngọc Hiển.

  1. Kết quả quan trắc

2.1. Chỉ tiêu đo tại hiện trường

- Nhiệt độ: các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có nhiệt độ dao động từ 27 – 300C, thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- pH: các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có pH dao động từ 7,0 – 8,3 thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- Oxy hòa tan (DO): các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có DO dao động từ 3,5 – 5 mg/L, thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- Độ mặn: các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có độ mặn dao động từ 7 – 28 ‰, thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- Độ trong: các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có độ trong dao động từ 20 – 35 cm, thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

2.2. Chỉ tiêu phân tích tại phòng thí nghiệm

- Độ kiềm: các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có độ kiềm dao động từ 85 – 132 mgCaCO3/L, thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- Nitrite (NO2-): các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có hàm lượng Nitrite dao động từ 0,123 – 0,202 mg/L, không thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- Nitrate (NO3-): các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có hàm lượng Nitrate dao động từ 0,152– 0,346 mg/L, thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- Amoni (NH4+): các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có hàm lượng Amoni dao động từ 0,839 – 1,910 mg/L, không thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- Phosphate (PO43-): các điểm quan trắc thuộc: thành phố Cà Mau, huyện Đầm Dơi, huyện Phú Tân, TT. Cái Nước, xã Đất Mũi, xã Khánh Lâm, xã Biển Bạch có hàm lượng Phosphate từ 0,103 – 0,198 mg/L, không thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- Nhu cầu Oxy hóa học (COD): các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có COD từ 15,3 – 28,5 mg/L, không thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- Vibrio parahaemolyticus: các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có mật độ Vibrio parahaemolyticus <10 CFU/mL, thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

- Vibrio spp (tổng số): các điểm quan trắc trên địa bàn các huyện/thành phố có mật độ Vibrio spp tổng số từ 3x10đến 1,3x106 CFU/mL, không thích hợp cho thủy sản nuôi phát triển.

3. Đánh giá chung

Qua kết quả đo đạc và phân tích mẫu nước cấp trên các điểm sông đầu nguồn phục vụ nuôi trồng thủy sản cho thấy các chỉ tiêu môi trường nước như: nhiệt độ, pH, DO, độ trong, độ mặn, độ kiềm, NO3-, vi sinh Vibrio parahaemolyticus đều nằm trong giới hạn cho phép, đây là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu như: NO2-, NH4+, PO43-, CODVibrio spp tổng số tại một số điểm quan trắc không thích hợp cho thủy sản nuôi phát triểnnằm ngoài giới hạn cho phép so với Quy chuẩn QCVN 08:2023/BTNMT, bảng 2, cột A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

II. QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NƯỚC NUÔI CÁ RÔ PHI (TÔM CÀNG XANH,…)

  1. Vị trí quan trắc

Thu mẫu môi trường nước nuôi cá rô phi, tôm càng xanh (ngày 26/7/2024) tại 06 điểm trên các tuyến sông thuộc địa bàn 04 huyện, thành phố Cà Mau. Vị trí quan trắc bao gồm: xã An Xuyên thuộc Tp. Cà Mau; xã Phú Hưng thuộc huyện Cái Nước; xã Khánh Bình thuộc huyện Trần Văn Thời; xã Nguyễn Phích thuộc huyện U Minh; xã Tân Phú và xã Trí Phải thuộc huyện Thới Bình.

  1. Kết quả quan trắc

2.1. Chỉ tiêu đo tại hiện trường

- Nhiệt độ: các điểm quan trắc có nhiệt độ dao động từ 29 – 300C, thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

- pH: các điểm quan trắc có pH dao động từ 7,4 – 7,8 thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

- Oxy hòa tan (DO): các điểm quan trắc có DO dao động từ 3,5 – 4,0 mg/L, thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

- Độ mặn: các điểm quan trắc có độ mặn dao động từ 7 – 9 ‰, thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

- Độ trong: các điểm quan trắc có độ trong dao động từ 25 35 cm, thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

2.2. Chỉ tiêu phân tích tại phòng thí nghiệm

- Độ kiềm: các điểm quan trắc có độ kiềm dao động từ 78,9 – 125 mgCaCO3/L, thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

- Sunfua (H2S): các điểm quan trắc đều không phát hiện hàm lượng Sunfua.

- Nitrite (NO2-): đa phần các điểm quan trắc có hàm lượng Nitrite từ 0,119 – 0,220 mg/L, không thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển. Riêng điểm quan trắc tại xã An Xuyên có hàm lượng Nitrite 0,011 mg/L, thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

- Nitrate (NO3-): các điểm quan trắc có hàm lượng Nitrate dao động từ 0,352 – 0,456 mg/L, thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

- Amoni (NH4+): các điểm quan trắc có hàm lượng Amoni dao động từ 0,353 – 1,20 mg/L, không thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

- Phosphate (PO43-): đa phần các điểm quan trắc có hàm lượng Phosphate từ 0,023 – 0,084 mg/L, thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển. Riêng điểm quan trắc tại xã An Xuyên có hàm lượng PO43- bằng 0,165 mg/L, không thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

- Nhu cầu Oxy hóa học (COD): các điểm quan trắc tại: xã Phú Hưng, xã Trí Phải, xã Nguyễn Phích và xã Khánh Bình có COD từ 10,3 – 14,2 mg/L, không thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

- Tổng chất rắn lơ lửng (TSS): các điểm quan trắc có hàm lượng TSS từ 57,2 – 75,9 mg/L, không thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh phát triển.

3. Đánh giá chung

Kết quả quan trắc diễn biến môi trường nguồn nước cấp cho cá rô phi và tôm càng xanh cho thấy các chỉ tiêu môi trường nước như: nhiệt độ, pH, DO, độ mặn, độ trong, độ kiềm, NO3-, H2S đều nằm trong giới hạn cho phép, đây là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi và tôm càng xanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu: NO2-, PO43-, NH4+, TSS, COD tại một số điểm quan trắc có giá trị không thích hợp cho cá rô phi và tôm càng xanh,… phát triển và nằm ngoài giới hạn cho phép so với Quy chuẩn QCVN 08:2023/BTNMT, bảng 2, cột A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và Quy chuẩn 02-26:2017/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Cơ sở nuôi cá rô phi – Yêu cầu kỹ thuật bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

III. DỰ BÁO

Theo Bản tin dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia ngày 02/8/2024, dự báo thời tiết Cà Mau từ ngày 03 11/8/2024 có mây, có mưa rào và dông, nhiệt độ thấp nhất từ 25 – 270C, nhiệt độ cao nhất từ 31 – 330C; trong đó, từ ngày 04 – 08/8/2024 có mây, không mưa. Trước điều kiện thời tiết trên, Chi cục Thủy sản khuyến cáo đến người nuôi trồng thủy sản một số biện pháp chăm sóc thủy sản nuôi (tôm nước lợ, cá rô phi và tôm càng xanh,…) để phòng tránh thiệt hại trong sản xuất:

- Cần cải tạo ao/vuông thật kỹ, đúng quy trình sao cho có thể loại bỏ được mầm bệnh còn tồn đọng. Cần lắng, lọc, diệt khuẩn và xử lý nước trước khi lấy vào ao/vuông nuôi, nhất là những thủy vực có hàm lượng các chất ô nhiễm, vi khuẩn cao. Nên chủ động nguồn nước sạch và có nơi trữ nước để cung cấp, thay nước cho ao/vuông nuôi khi cần thiết. Hạn chế trao đổi nước trực tiếp với môi trường bên ngoài sông, rạch khi chưa qua xử lý.

- Tập trung gia cố bờ bao, cống để tránh sạt lở và nước tràn bờ làm thủy sản thất thoát.

- Nên tháo bỏ lớp nước mặt trong và sau khi mưa, đồng thời tăng cường quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nước.

- Dùng vôi nông nghiệp, hoặc vôi sống tạt trên bờ trước khi mưa, sau khi mưa hòa vôi trong nước tạt đều quanh ao/vuông nuôi (từ 10-20kg/1.000m2 ao nuôi).

- Chủ động giảm hoặc ngưng cho tôm ăn trong thời gian có mưa vì khi mưa tôm nuôi dễ bị sốc môi trường và giảm khả năng bắt mồi.

- Thường xuyên kiểm tra các yếu tố thủy lý, hóa trong ao/vuông và biểu hiện hoạt động của tôm nuôi, để kịp thời phát hiện diễn biến mầm bệnh, nhất là vào những ngày mưa to. Duy trì pH ở mức thích hợp 7,5 – 8,5 và dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị.

- Sau khi mưa cần bổ sung các chất tăng sức đề kháng, chế phẩm vi sinh giúp ổn định môi trường, hạn chế khí độc trong ao/vuông nuôi. Ngoài ra, định kỳ bổ sung men tiêu hóa, vi lượng, khoáng chất, vitamin,... đặc biệt là vitamin C vào khẩu phần ăn hằng ngày để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi.

- Hộ nuôi lưu ý chọn con giống tốt, đã qua xét nghiệm để thả nuôi, thả tôm với mật độ vừa phải, đối với tôm thẻ chân trắng nuôi ao đất mật độ 60 70 con/m2, ao lót bạt 100 150 con/m2, đối với tôm sú 15 20 con/m2.

- Ngoài ra, hộ nuôi nên thường xuyên theo dõi các thông báo, khuyến cáo tại địa phương và các tin tức trên báo, đài và các trang thông tin điện tử để nắm bắt thông tin và có biện pháp ứng phó kịp thời. 

Thông tin chuyên ngành

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Huyện Thới Bình

Dân số : 135,681 người

Diện tích : 636.4 km2

Huyện U Minh

Dân số : 101,815 người

Diện tích : 771.8 km2

Thành phố Cà Mau

Dân số : 222,991 người

Diện tích : 249.2 km2

Huyện Trần Văn Thới

Dân số : 189,126 người

Diện tích : 697.5 km2

Huyện Đầm Dơi

Dân số : 183,332 người

Diện tích : 810.0 km2

Huyện Cái Nước

Dân số : 138,444 người

Diện tích : 417,1 km2

Huyện Phú Tân

Dân số : 103,894 người

Diện tích : 448.2 km2

Huyện Năm Căn

Dân số : 65,719 người

Diện tích : 482,8 km2

Huyện Ngọc Hiển

Dân số : 77,819 người

Diện tích : 708.6 km2

Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau.

Chịu trách nhiệm: Trưởng ban biên tập Châu Công Bằng - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT

Địa chỉ: 49A Hùng Vương – phường 5 – thành phố Cà Mau – tỉnh Cà Mau.

Điện thoại: 0290 3831500 – Fax: 0290 3832937 - Email: vpsnongnghiep@gmail.com

Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Sở Nông nghiệp và PTNT Cà Mau" khi phát hành lại thông tin từ Trang này.

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang